Theo Nguyễn Quốc Toản (2008), Giáo trình phương pháp dạy – học Mĩ thuật, trẻ từ 4-12 tuổi có thể chia ra thành 3 giai đoạn (GĐ) hình thành và phát triển ngôn ngữ tạo hình:

a. GĐ Mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi): Trẻ dần có kỹ năng cầm bút, hiểu biết về thế giới xung quanh phong phú hơn nên vẽ nét, hình, màu sắc tự tin, vẽ rõ đối tượng hơn. Đã có thể vẽ hình liên quan đến đề tài nhưng sắp xếp hình thường rời rạc theo dạng liệt kê, hình vẽ rất ít khi che khuất nhau. Giai đoạn này kỹ năng vẽ màu còn yếu, thường vẽ lung tung có khi vì thích thú mà xoá hết hình vẽ.

b. GĐ Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi): Ở tuổi này trẻ có hiểu biết nhiều hơn về đồ vật, thiên nhiên, các hiện tượng; biết nhiều hoạt động vận động qua các trò chơi , biết nhiều câu truyện cổ tích đã giúp trẻ hoạt động tạo hình tốt hơn, nét vẽ sẽ có nhiều chi tiết hợp lý, sát với thực tế. bài vẽ có nhiều hình diễn tả nội dung đề tài, sắp xếp theo nhiều cách: liệt kê, đối xứng, không che khuất. Sử dụng màu sắc rực rỡ, trong sáng, vẽ theo ý thích. Nhưng thao tác vẽ màu chưa hợp lý nên làm cho kỹ năng vẽ bị chậm lại. Trẻ tuổi này thích vẽ và nặn hơn xé dán, ghép hình. Trẻ học bằng sự thích thú chưa bị chi phối bởi các môn học khác.

c. GĐ Tiểu học (6-11 tuổi) điểm mạnh của giai đoạn này là học sinh tiểu học phát triển về mọi mặt, hoạt động các khớp linh hoạt, thần kinh tương đối vững vàng giúp cho việc điều khiển nét vẽ, hình vẽ dễ dàng hơn. Các em đã biết quan sát có chủ đích, khả năng tập trung phát triển nên có ý thức học tập và nhận thức phong phú. Hình vẽ trong giai đoạn này cụ thể, chi tiết thực hơn. Bố cục bài vẽ chặt chẽ, có tỉ lệ to nhỏ, trước sau, có nhiều chi tiết sát với cuộc sống. Bên cạnh đó, giai đoạn này các em phải rèn chữ theo khuôn khổ, sử dụng thước và compa trong môn học, cách tính toán yêu cầu phải đúng nên phần nào các em bị ảnh hưởng đến nét vẽ, nét tạo hình gò bó, thận trọng hơn, thiếu tính phóng khoáng, làm cho tranh vẽ thiếu vắng sự hồn nhiên của lứa tuổi. Hơn nữa, ở tiểu học, dạy học mĩ thuật chưa được chú ý, học sinh bị hút vào các môn chính, do vậy, phần nào các em giảm đi sự hứng thú học mĩ thuật, nhất là ở các lớp cuối cấp – lớp 4, lớp 5.

Tin khác

Mĩ thuật cho trẻ em

Mĩ thuật cho trẻ em

Mục tiêu giáo dục mỹ thuật của chúng ta hiện tại là tập trung vào phát triển kỹ năng, kiến thức mỹ thuật còn mục tiêu giáo dục mỹ thuật của phương pháp mới hướng đến là sự sáng tạo và sự tự nhận thức, phát triển nhận...

Mục tiêu giảng dạy môn Mĩ thuật cho trẻ em

Mục tiêu giảng dạy môn Mĩ thuật cho trẻ em

Theo nhà nghiên cứu giáo dục nghệ thuật Lanier, V. (1972), mục tiêu của việc dạy học mĩ thuật cho trẻ em là phát triển, tạo động lực sáng tạo cho trẻ; rèn luyện kỹ năng thẩm mĩ; nâng cao khả năng cảm thụ nghệ thuật để tạo ra...

Mục tiêu giảng dạy môn Mĩ thuật cho trẻ em

Khái niệm Mĩ thuật, môn Mĩ thuật

Theo Từ điển tiếng Việt (2002), mĩ thuật là ngành nghệ thuật nghiên cứu quy luật và phương pháp để thể hiện cái đẹp bằng đường nét, hình khối, màu sắc. Rosalind Ragans và cộng sự (2001), Art Connection, cho rằng Mỹ thuật là "nghệ...

Mục tiêu giảng dạy môn Mĩ thuật cho trẻ em

Dạy học Mĩ thuật trực tuyến

Dạy học Mĩ thuật trực tuyến tại các cơ sở ngoại khoá là hình thức dạy học mới trong giai đoạn dịch bệnh Covid 19 đang hoành hành, nghiên cứu điểm mạnh và điểm yếu của việc dạy học trực tuyến này sẽ giúp giáo viên có nhiều góc nhìn để thiết kế các khoá dạy học Mĩ thuật...