Theo Từ điển tiếng Việt (2002), mĩ thuật là ngành nghệ thuật nghiên cứu quy luật và phương pháp để thể hiện cái đẹp bằng đường nét, hình khối, màu sắc.

Rosalind Ragans và cộng sự (2001), Art Connection, cho rằng Mỹ thuật là “nghệ thuật của cái đẹp”. Đây là từ dùng để chỉ các loại nghệ thuật tạo hình chủ yếu là: Hội họa, Đồ họa, Điêu khắc, Kiến trúc, Nhiếp ảnh, Thời trang, Tạo dáng sản phẩm… Mĩ thuật là một lĩnh vực văn hóa do con người tạo ra để đáp ứng nhu cầu của con người như: nâng cao hình ảnh môi trường của chúng ta, để thể hiện cảm xúc sâu kín nhất của chúng ta và để truyền đạt ý tưởng.

Theo Joan Bouza Koster (2014), Growing Artists, cho rằng Mĩ thuật là môn nghệ thuật thị giác liên quan đến việc tạo ra hình ảnh 2 chiều và 3 chiều để truyền đạt ý tưởng và cảm xúc. Các phương tiện truyền thống để làm điều này bao gồm vẽ, hội họa, cắt dán, in ấn và điêu khắc, nhưng trên thực tế, nghệ thuật thị giác có thể được tạo ra từ hầu hết mọi vật liệu có thể tưởng tượng được, từ sợi tự nhiên đến chất thải công nghiệp cho đến màn hình máy tính. Thành phần quan trọng là thao tác các yếu tố thị giác và xúc giác của đường nét, hình dạng, màu sắc, hình thức, kết cấu, hoa văn và không gian. Các yếu tố này được trẻ em sắp xếp thành một bố cục, kết hợp các chất liệu được chọn thành một thể thống nhất.

Theo thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT(26/12/2018) môn Mĩ thuật được định nghĩa là loại hình nghệ thuật thị giác, trong đó nghệ sĩ dùng hình ảnh thị giác để thể hiện cảm xúc, khám phá bản thân và thế giới xung quanh, giao tiếp với con người và xã hội. Ngôn ngữ mĩ thuật mang tính phổ quát và được xem là một trong những phương tiện để ghi chép, mô tả, tái hiện lịch sử; phản ánh văn hoá, xã hội, tìm hiểu quá khứ, hiện tại và sáng tạo tương lai.

Như vậy, Mĩ thuật là môn học cần sử dụng nhiều chất liệu, hoạ cụ khác nhau để thể hiện ngôn ngữ thị giác thông qua đa dạng các hình thức, hình khối để diễn đạt cảm xúc và tư duy của người học, chính vì điều này việc chuẩn bị HĐGD cũng như việc thực hiện HĐGD của giáo viên cần phải được quản lý tốt để đạt được mục tiêu học tập trong quá trình giảng dạy của mình.

Tin khác

Mĩ thuật cho trẻ em

Mĩ thuật cho trẻ em

Mục tiêu giáo dục mỹ thuật của chúng ta hiện tại là tập trung vào phát triển kỹ năng, kiến thức mỹ thuật còn mục tiêu giáo dục mỹ thuật của phương pháp mới hướng đến là sự sáng tạo và sự tự nhận thức, phát triển nhận...

Mục tiêu giảng dạy môn Mĩ thuật cho trẻ em

Mục tiêu giảng dạy môn Mĩ thuật cho trẻ em

Theo nhà nghiên cứu giáo dục nghệ thuật Lanier, V. (1972), mục tiêu của việc dạy học mĩ thuật cho trẻ em là phát triển, tạo động lực sáng tạo cho trẻ; rèn luyện kỹ năng thẩm mĩ; nâng cao khả năng cảm thụ nghệ thuật để tạo ra...

Mục tiêu giảng dạy môn Mĩ thuật cho trẻ em

Dạy học Mĩ thuật trực tuyến

Dạy học Mĩ thuật trực tuyến tại các cơ sở ngoại khoá là hình thức dạy học mới trong giai đoạn dịch bệnh Covid 19 đang hoành hành, nghiên cứu điểm mạnh và điểm yếu của việc dạy học trực tuyến này sẽ giúp giáo viên có nhiều góc nhìn để thiết kế các khoá dạy học Mĩ thuật...